1. Bếp Công Nghiệp là gì?
Bếp công nghiệp là một hệ thống các thiết bị bếp (khác với các thiết bị bếp gia dụng trong từng gia đình) được sản xuất và lắp đặt theo tiêu chuẩn với mục đích nấu nướng và chế biến khác nhau. Là nơi chế biến thức ăn với số lượng lớn trong một khoản thời gian ngắn, nhằm phục vụ cho nhiều người sử dụng ở những nơi như nhà hàng, quán ăn, canteen tại xí nghiệp, trường học v…v.
Các cơ sở chế biến và phục vụ thức ăn này phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để hạn chế việc nhiễm bẩn có thể xảy ra, các công đoạn trong khu bếp công nghiệp được khép kín từ khâu sơ chế tới khi thức ăn đã được hoàn thành.
2. Chất liệu chính của các đồ dùng trong Bếp Công Nghiệp
Thép không gỉ (inox) là vật liệu thường được sử dụng để phủ bề mặt cố định của máy móc, thiết bị. Do môi trường trong khu bếp thường ẩm nóng và nhiều dầu mỡ nên các thiết bị làm bằng các vật liệu khác dễ bị gỉ, bám bẩn và hỏng nhanh chóng.
Các thiết bị inox trong bếp bao gồm: Bàn Inox, Kệ inox, Chậu rửa Inox, Xe đẩy inox, Quầy Inox, Chụp hút khói inox, Bếp inox… Khu bếp công nghiệp được xây dựng với cửa sổ và cửa ra vào cách ly với bên ngoài cũng với việc sử dụng điều hòa không khí sẽ giúp giảm bớt nguy cơ thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Khi các quy trình chế biến thức ăn trở nên phức tạp hơn thì yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng trở nên khắt khe hơn và khoảng cách giữa khu bếp với thực khách trở nên xa hơn.
3. Phân khu của Bếp Công Nghiệp
Một bếp công nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao sẽ phân chia từng khu vực rõ ràng. Có 7 khu chính trong 1 bếp công nghiệp:
– Khu tiếp phẩm: Được thiết kế để dễ dàng cho xe ra vào giao hàng, tránh người giao hàng ra vào khu bếp.
– Khu kho: Được thiết kế là khu trung gian giữa khu nhận hàng và khu sơ chế để nhân viên thuận tiện di chuyển lấy hàng, tiết kiệm thời gian.
– Khu sơ chế: Khu này cần trang bị như bàn bàn chặt, chậu rửa, các mương thoát sàn, cấp đủ nước để hoạt động được duy trì.
– Khu nấu: Nên thiết kế rộng rãi để đầu bếp tiện đi lại, thao tác nấu dễ dàng.
– Khu soạn chia: Cần đảm bảo cửa ra đồ phải rộng, thoáng, không vướng víu để tránh va chạm rơi đổ thức ăn.
– Khu phục vụ: Thường được trang bị các loại xe đẩy thức ăn, xe đẩy khay phục vụ, khu này nên riêng biệt với khu nhận hàng, khu sơ chế.
– Khu rửa: Đây là khu vực tập trung của tất cả các loại bát đĩa, xoong nồi bẩn đã qua sử dụng để tiến hành vệ sinh làm sạch.
4. Những thiết bị cho bếp công nghiệp
Thiết bị bếp công nghiệp được chia thành 5 loại chính đó là: Thiết bị nấu, thiết bị sơ chế, thiết bị bếp inox, thiết bị lạnh công nghiệp, thiết bị điện bếp công nghiệp. Các thiết bị này được dùng để phục vụ, chế biến, trưng bày thực phẩm hay được sử dụng vào việc làm sạch thực phẩm, dụng cụ, bát đĩa trong nhà bếp.
– Thiết bị sơ chế: Dùng sơ chế cắt, chặt, xay, thái nhỏ thực phẩm.
– Thiết bị nấu: Thiết bị tạo nhiệt và hơi nóng để đun, nấu và nướng thực phẩm.
– Thiết bị bếp inox: Thiết bị bằng inox dùng trong khu vực bếp công nghiệp bao gồm: Bàn inox, giá kệ inox, bàn chậu inox, quầy inox, xe inox, chậu rửa inox,…
– Thiết bị lạnh công nghiệp: Thiết bị giữ lạnh hoặc đông nhằm bảo quản thực phẩm.
– Thiết bị điện bếp công nghiệp: Thiết bị nấu, nướng, giữ nóng thức ăn bằng điện.
Công ty TNHH Bình Hiệp Phú chuyên thiết kế bếp công nghiệp, thiết kế bếp nhà hàng, thi công bếp ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học…Với đội ngũ chuyên nghiệp am hiểu chúng tôi sẽ tư vấn cho khu một khu bếp với đủ công năng, vận hành hoàn chỉnh với giá cả tiết kiệm nhất.
Với phương châm “Kinh doanh lâu dài, bền lâu, lấy sự tin tưởng làm tiền để phát triển vững bền”, Bình Hiệp Phú tự tin sẽ là địa chỉ cung cấp thiết bị bếp công nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng. Liên hệ với chúng tôi ngay nhé!