Những điều cần biết về bếp công nghiệp

Trong mô hình kinh doanh lĩnh vực ăn uống có khuyến nghị rằng khu vực nhà bếp và khu vực chuẩn bị, lưu trữ chiếm 40% diện tích bố trí mặt bằng của nhà hàng. Vì bếp công nghiệp của bạn sẽ chiếm gần một nửa mô hình kinh doanh của bạn và nó là trung tâm, nơi tất cả các đơn đặt hàng được chuẩn bị và phân phố từ đó, điều quan trọng là bạn phải tối ưu hóa khu vực này để mô hình kinh doanh hiệu quả nhất có thể.

Mời Quý khách hàng hãy cùng Bình Hiệp Phú theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây trả lời những câu hỏi quan trọng trong việc thiết kế và lắp đặt bếp công nghiệp:

Bếp công nghiệp là gì?

Bếp công nghiệp cần có những chức năng gì? 

Thiết bị cần thiết trong bếp công nghiệp?

Bố trí và lắp đặt bếp công nghiệp như thế nào?

Bếp công nghiệp là gì?

Bếp công nghiệp là một căn bếp trong khu vực nhà hàng, khách sạn, căn tin, trường học, quán bar hoặc bất kỳ mô hình kinh doanh nào khác với trọng tâm chính là chuẩn bị thức ăn cho Khách hàng. Từ ‘ công nghiêp’ cho chúng ta biết rằng căn bếp này tạo ra một lượng thức ăn lớn đến nhiều người chứ không phải thực phẩm được nấu và ăn bởi một người hoặc những người tạo ra nó.

Bếp công nghiệp được xây dựng để xử lý một lượng lớn đơn đặt hàng, doanh thu lớn cùng với một lượng lớn thực phẩm ở các giai đoạn chuẩn bị khác nhau. Đồng thời để xử lý những đơn đặt hàng lớn như vậy cũng cần đến nhưng thiết bị hỗ trợ và nhưng thiết bị hoạt động liên tục với công suất cao.

Mô hình bếp công nghiệp bạn lựa chọn sẽ phụ thuộc vào loại thực phẩm bạn phục vụ, quy mô kinh doanh của bạn, quy mô về nhân lực làm việc trong nhà bếp và quan trọng hơn là số lượng đơn đặt hàng của khách hàng.

Bếp công nghiệp cần có những chức năng gì?

Theo các chuyên gia dịch vụ thực phẩm, tất cả các nhà bếp công nghiệp đều cần có không gian để hỗ trợ 7 chứ năng cần thiết sau đây:
  1. Vận chuyển thực phẩm: Cần phải có không gian thoải mái để quá trình vận chuyển trở nên nhanh chóng
  2. Khu vực kho: Lưu trữ một lượng lớn thực phẩm cho quá trình chế biến và nấu.
  3. Khu vực sơ chế ( chuẩn bị)
  4. Khu vực bếp nấu
  5. Khu phục vụ
  6. khu vực thu gom vật dụng, thức ăn thừa, trả lại món ăn.
  7. Khu rửa ( làm sạch)
Tuy nhiên, đối với khu vực gom vật dụng, thức ăn thừa sẽ không cần thiết nếu nhà hàng của bạn phục vụ món ăn nhanh hoặc thức ăn mang về.

Thiết bị cần thiết trong bếp công nghiệp?

Để quyết định bạn sẽ cần thiết bị gì và sắp mua thiết bị gì và sắp xếp nó như thế nào, có một số yếu tố phải xem xét đầu tiên đó là bạn phải hiểu rõ thực đơn của mình, cách nấu và chuẩn bị các bữa ăn.
Trước khi mua thiết bị, bạn sẽ phải đo diện tích không gian bếp của mình để nắm được kích thước thiết bị, máy móc mà bạn muốn lắp đặt vào. Bạn phải chú ý vào những thiết bị lớn hơn trước, trước khi nghĩ đến những thiết bị nhỏ hơn, những thiết bị có thể di dộng có thể di chuyển xung quanh chúng ta cũng cần phải lưu ý. Một số thiết bị sau đây dường như không thể thiếu trong một bếp công nghiệp.
  • Bếp nấu / lò nướng
  • Tủ đông / tủ mát
  • Nồi chiên
  • Bàn sơ chế
  • Bồn rửa công nghiệp
  • Máy rửa chén, bát
  • Kệ inox các loại
Một căn bếp công nghiệp được xây dựng có mục đích sẽ được lắp các thiết bị điện và hệ thống ống nước để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm an cho nhân viên và thoải mái trong quá trình làm việc bao gồm:
  • Nhiều ổ cắm điện cao áp như điện 220V, 380V.
  • Hệ thống ống nước được phân bổ đến nhiều vị trí trong khu bếp.
  • Hệ thống hút khói, thông gió và điều hòa không khí.
  • Trang bị các bình chữa cháy đề phòng cháy nổ xảy ra.
Ngoài ra còn nhiều thiết bị khác nữa, những thiết bị sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của bạn.

 Bố trí và lắp đặt bếp công nghiệp như thế nào?

Bố trí không gian bếp công nghiệp nên tập trung vào loại mô hình kinh doanh, phục vụ và cách hoạt động mong muốn của mình.
Một số điều ban phải xem xét việc xử dụng nhiều bếp nấu và chuẩn bị với nhiều thực đơn lớn được thực hiện cùng một lúc và tất cả các bếp nấu với bề mặt phải chịu lực tốt, dễ vệ sinh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tối đa. Đảm bảo phải có khoảng cách nhất định giữa các khu vực xử lý thực phẩm và khu vực chế biến thực phẩm.
Cách bố trí cho bếp công nghiệp của mình sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: Số lượng nhân viên và không gian bếp bạn có, các đặc điểm trước khi xây dựng gần những nơi có hệ thống điện hoặc hệ thống nước.
Bố trí làm sao trong quá trình nấu nướng quãng đường di chuyển của các đầu bếp, nhân viên càng ngắn càng tốt, để tối ưu hóa quá trình chế biến và góp phần tăng năng suất. Có một số kiểu bố trí bếp đã thử nghiệm và chứng minh được độ hiệu quả như:
  • Kiểu bếp đảo
  • Kiểu dây chuyển lắp ráp
  • Kiểu bếp mở
  • Kiểu bếp phân vùng
Với những nội dung chia sẻ bên trên, Bình Hiệp Phú chúng tôi phần nào đã giải đáp được những thoắt mắc cơ bản của Khách hàng đã và đang có ý định mở một bếp công nghiệp cho lĩnh vực kinh doanh của mình. Chúc Quý khách hàng thành công!

Công ty TNHH Bình Hiệp Phú chuyên thiết kế bếp công nghiệp, thiết kế bếp nhà hàng, thi công bếp ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học…Với đội ngũ chuyên nghiệp am hiểu chúng tôi sẽ tư vấn cho khu một khu bếp với đủ công năng, vận hành hoàn chỉnh với giá cả tiết kiệm nhất.

Với phương châm “Kinh doanh lâu dài, bền lâu, lấy sự tin tưởng làm tiền để phát triển vững bền”, Bình Hiệp Phú tự tin sẽ là địa chỉ cung cấp thiết bị bếp công nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng. Liên hệ với chúng tôi ngay nhé!